Trong quá trình thiết kế website, có một số vấn đề pháp lý mà quý khách hàng cần quan tâm. Một trong số đó là việc xem xét liệu khi thiết kế website có phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay không? Đây cũng là câu hỏi mà Công ty ISEO nhận được ở đa phần khách hàng khi liên hệ dịch vụ thiết kế website. Để giải đáp thông tin chi tiết về vấn đề này ISEO mời bạn xem ngay chia sẻ ngay dưới đây.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?
“Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Thuế GTGT còn được gọi với một cái tên khác là thuế VAT (Value-Added Tax). Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
Tuỳ vào mức độ tiêu thụ hàng hoá mà các doanh nghiệp sẽ đóng vào ngân sách nhà nước mức thuế khác nhau. Hiện nay, mức thuế phổ biến nhất bao gồm không chịu thuế, 0%, 5%, 10%.
Thiết kế website có chịu thuế GTGT không?
Theo quy định tại Điều 4 Khoản 12 Thông báo số 219/2013/TT-BTC thì đối tượng, chủng loại hàng hóa được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau:
“Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.
Vậy sản phẩm phần mềm ở đây là gì?
Theo Điều 9, khoản 2, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin, loại sản phẩm phần mềm được quy định gồm 5 loại:
- Phần mềm hệ thống
- Phần mềm ứng dụng
- Phần mềm tiện ích
- Phần mềm công cụ
- Phần mềm khác
Căn cứ công văn số 22099/CT-HTr ngày 11/3/2005 của Cục Thuế Hà Nội hỏi về thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ thiết kế website và thuê chỗ đặt máy chủ (thuê máy chủ để vận hành website), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Hoạt động thiết kế website được phân loại là dịch vụ phần mềm và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Dịch vụ cho thuê máy chủ phục vụ hoạt động của website thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
Theo công văn 4242/TCT-CS-2014 quy định về chính sách thuế GTGT đối với công ty thiết kế website, phần mềm như sau:
– Thuế suất 0% áp dụng: Áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (lập trình phần mềm, thiết kế website) ra nước ngoài theo hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều này. 9 Chương 2 Văn bản số 06/2012/TT-Bitcoin.
– Miễn thuế: Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (lập trình phần mềm, thiết kế website) trong nước không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
– Thuế suất 10%: Đối với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thay khách hàng đăng ký tên miền website, thuê máy chủ (hosting) áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Do đó, thiết kế website có thể được miễn thuế GTGT hoặc nộp thuế suất 0% hoặc 10% tùy theo hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề, dịch vụ mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Đối với công ty xuất khẩu dịch vụ thiết kế website ra nước ngoài được áp dụng thuế suất 0%.
Ngược lại, các công ty cung cấp sản phẩm thiết kế web trong nước được miễn hoàn toàn thuế GTGT. Cuối cùng, nếu công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ, đăng ký tên miền thì phải chịu thuế GTGT 10%.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin cho ngành Công nghệ thông tin;
– Thông tư số 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành;
– Công văn số 22099/CT-HTr ngày 11/3/2005 của Cục thuế Hà Nội V/v về thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ thiết kế website và thuê chỗ đặt máy chủ (thuê máy chủ để vận hành website);
– Công văn 4242/TCT-CS 2014 chính sách thuế lập trình phần mềm, thiết kế website.
Khi hoàn thiện một website đơn vị bạn chịu những khoản thuế nào?
Như đã đề cập ở trên, trong quá trình thiết kế website thì hosting và tên miền (Domain) sẽ là 2 khoản thuế được nhà nước áp dụng cho những công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ này.
Vậy nên, nếu bạn sử dụng hai dịch vụ này thì bạn cũng sẽ phải chịu mức thuế bắt buộc là 10%.
Lời kết
Như vậy, sau khi xem xét các yếu tố pháp lý liên quan, có thể kết luận rằng việc thiết kế website có chịu thuế GTGT hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và quy định của pháp luật thuế. Hy vọng với thông tin trên thì cả phía khách hàng và doanh nghiệp đã hiểu rõ thông tin và thực hiện đúng yêu cầu pháp luật.